Bảo trì máy phát điện tại Tp. Hồ Chí Minh

Bảo trì máy phát điện là nhiệm vụ rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt cũng như kéo dài thời gian sử dụng cho những dòng máy phát điện chạy dầu mà mình đang dùng . Để có được một chiếc máy phát điện tốt thì doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ càng về phụ tùng máy, nơi sản xuất. Nhưng để đảm bảo tuổi thọ của máy hay tính năng sử dụng được lâu dài thì bảo trì máy phát điện công nghiệp cũng là một bước vô cùng quan trọng và cấp thiết .Nhằm tăng độ bền và xuyên suốt thời gian vận hành được trơn tru thì doanh nghiệp nên bảo dưỡng định kỳ tuỳ theo dòng máy. Bảo trì không chỉ giúp máy phát điện trở nên bền bỉ hơn mà giúp cho quá trình sử dụng máy phát điện ít gặp trục trặc không đáng có. Nâng cao được hiệu suất làm việc của máy phát điện.Vậy bảo trì máy phát điện như thế nào? Thời gian bảo trì máy phát điện bao lâu? dưới đây Đại Phong Power sẽ giải thích chi tiết về các bước bảo trì máy phát điện.

 

Bảo trì máy phát điện tại Tp. Hồ Chí Minh
Bảo trì máy phát điện tại Tp. Hồ Chí Minh

Bảo trì máy phát điện của Công Ty điên máy Đại Phong với đội ngũ chuyên gia và kỹ sư chuyên nghiệp được tập huấn đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học lớn trên cả nước. Đại Phong luôn là đơn vị uy tín đi đầu trong các dịch vụ về máy phát điện tại Tp. HCM, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu diesel của một số thương hiệu máy phát điện phổ biến trên thị trường.

Kế hoạch bảo dưỡng và lịch kiểm tra định kỳ máy phát điện

Máy phát điện là nguồn điện dự phòng nên phải đảm bảo luôn luôn hoạt động tốt khi được sử dụng. Chính vì vậy việc bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện định kỳ để dự phòng, ngăn ngừa và cảnh báo là điều cần thiết cho hoạt động của máy.Đảm bảo máy hoạt động hiệu quả nhất và nâng cao tuổi thọ máy.

Bảng kế hoạch bảo dưỡng máy phát điện

Đây là bảng kế hoạch làm việc tổng quát các bước cơ bản cho việc bảo trì máy phát điện được phân loại theo nhiều cấp độ bảo dưỡng. Doanh nghiệp có thể căn cứ vào tình trạng máy để kiểm tra theo từng cấp độ khác nhau. 

LOẠI CÔNG VIỆC

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 1 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

 

– Kiểm tra nhật kí chạy máy(giờ chạy và tình trạng hoạt động)

– Kiểm tra động cơ và các hệ thống phục vụ:

+ Kiểm tra sự liên kết của bulông chân máy và xung quanh động cơ

+ Kiểm tra mức dầu đốt, nước làm mát và nhớt bôi trơn

+ Kiểm tra sơ bộ chất lượng dầu đốt, nước LM và nhớt BT

+ Kiểm tra rò rỉ dầu đốt, nước LM, nhớt BT ở đường ống, đầu nối

+ Thông số đồng hồ áp lực nhớt BT, nước LM vào và ra khỏi động cơ, điện áp, tần số, công suất, ắc quy khởi động và hệ thống an toàn.

+ Kiểm tra tiếng động lạ.

+ Kiểm tra hệ thống khí nạp.

+ Kiểm tra hệ thống xả.

+ Kiểm tra ống thông hơi.

+ Kiểm tra độ căng dây Curoa.

+ Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

+ Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )

Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy (Mỗi đợt bảo trì cách nhau 6 tháng)
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 2 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

 

– Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ cấp độ 1.

– Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm .

– Kiểm tra hệ thống lọc khí:

+ Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.

+ Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp (Nếu có)

+ Vệ sinh bộ lọc gió và thay thế (nếu cần)

– Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

– Kiểm tra sự hoạt động an toàn của hệ thống tắt máy khẩn cấp

– Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt, vệ sinh (nếu cần)

– Kiểm tra van hằng nhiệt (Nếu có)

– Kiểm tra ắc quy, dây nạp và dây khởi động cho ắc quy

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

+ Nhớt máy.

+ Lọc nhớt BT, lọc dầu đốt, lọc nước LM và lọc gió (nếu cần).

+ Nước làm mát

– Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Từ 1000 giờ đến 2000 giờ (Mỗi đợt bảo trì cách nhau 6 tháng)

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 3

1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

 

– Lập lại chế độ bảo trì cấp độ 2

– Làm sạch động cơ.

– Điều chỉnh khe hở nhiệt xú páp

– Cân chỉnh lại áp lực vòi phun (nếu cần).

– Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.

– Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.

– Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.

– Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )

– Xiết lại những bulông bị lỏng.

– Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.

– Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

– Sau 2000 – 6000 giờ máy hoạt động phụ tùng cần thay .

+ Bộ lọc nhớt

+ Bộ lọc nhiên liệu

+ Bộ lọc nước

+ Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)

+ Nước làm mát

+ Ống cấp nhiên liệu, các van ống ( Ống dầu nềm nếu cần)

Từ 2000 giờ đến 6000 giờ

 

Lưu ý: Phải có dụng cụ chuyên dùng

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 4 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

 

– Lập lại chế độ bảo trì cấp độ 3. ( Trung tu )

+ Làm sạch động cơ

+ Kiểm tra hệ thống làm mát

– Làm sạch và cân chỉnh áp lực béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

– Làm sạch bên ngoài dàn tản nhiệt làm mát: dùng máy phun nước áp lực (Hoặc hóa chất tẩy rửa sinh hàn nếu cần).

– Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.

– Tháo rã, làm sạch và kiểm tra nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế

+ Puli cánh quạt.

+ Bộ tăng áp.

+ Bộ giảm chấn.

+ Puli giảm chấn.

+ Puli bơm nước

+ Bơm nhớt dưới catte

+ Máy phát xạc bình

+ Bơm cao áp

+ Các đường ống dẫn nước và khí nạp

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

+ Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )

+ Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )

+ Bộ puli trung gian.

+ Thay nước làm mát, lọc nước

+ Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

Lưu ý: Phải có dụng cụ chuyên dùng

 

Lịch kiểm tra định kỳ và chi tiết của mỗi bước bảo trì máy phát điện

Dưới đây là lich kiểm tra và bảo trì máy phát điện giúp công tác bảo dưỡng cho máy phát điện được thực hiện một cách thường xuyên hơn.Trong trường hợp máy phát điện được đặt trong môi trường có nhiều khói bụi, thời tiết nóng gắt hơn thì công việc bảo trì máy phát điện công nghiệp phải được rút ngắn hơn. Bên cạnh đó lịch sử bảo trì và số giờ vận hành phải được ghi chép đầy đủ để quá trình theo dõi được sát sao, việc bảo trì máy được thực hiện dễ dàng hơn.

 

stt

CÔNG VIỆC KIỂM TRA

THỜI GIAN ĐỊNH KỲ

   

Hàng tuần

(hoặc 50 giờ)

Hàng tháng

(hoặc 100 giờ)

Sáu tháng

(sau 250h)

Một năm

(sau 500h)

1

Xem xét máy

x 1

     

2

Kiểm tra mực nhớt

X

     

3

Kiểm tra mực nước làm mát

X

     

4

Kiểm tra bộ sưởi nóng nước

X

     

5

Kiểm tra lọc gió

x  2

     

6

Kiểm tra hệ thống nạp ắc quy

X

     

7

Xả nước khỏi lọc dầu

4 , 5

     

8

Kiểm tra nồng nước làm mát  

X5  _

   

9

Kiểm tra độ căng của dây curoa  

X  3 , 5

   

10

Kiểm tra mực dầu  

X

   

11

Xả nước trong của Pô ống xả  

X

   

12

Kiểm tra ắc quy  

X

   

13

Kiểm tra đường thoát khí két nước  

X

   

14

Thay nhớt và lọc nhớt    

x  7

 

15

Thay lọc nước làm mát    

X5  _

 

16

Làm sạch ống thông hơi buồng nhớt    

X5  _

 

17

Thay lọc gió    

 

 

18

Kiểm tra ống mềm két nước    

X

 

19

Thay lọc dầu bôi trơn    

X5  _

 

20

Làm sạch hệ thống làm mát      

X5  _

21

Kiểm tra điện trở cách điện      

X6  _

Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu ( bảng 1)

1. Mỗi bước kiểm tra và bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu sẽ được giải thích chi tiết dưới đây.

(1): Xem xét rò rỉ của hệ thống nhớt, dầu diesel, nước làm mát và hệ thống khí xả. Kiểm tra bằng mắt và tai hệ thống khí xả khi máy đang hoạt động, và khắc phục ngay lập tức nếu bị rò rỉ;

(2): Bảo trì thường xuyên nếu máy hoạt động trong tình trạng nhiều bụi;

(3): Kiểm tra bằng mắt độ mòn và độ trượt của dây curoa;

(4): Xả ra khoảng một ca dầu nhiên liệu để loại bỏ nước và chất cặn;

(5): Tham khảo sổ tay vận hành và bảo trì kèm theo máy để hiểu rõ quy trình bảo dưỡng;

(6): Quy trình này phải được tuân thủ định kỳ trong suốt tuổi thọ làm việc của máy phát.

(7): Nếu máy phát hoạt động ở chế độ liên tục, thay nhớt và lọc mỗi 6 tháng hoặc 250 giờ, tùy theo điều kiện nào đến trước; Máy hoạt động ở chế độ dự phòng, thay nhớt và lọc sau mỗi 12 tháng hoặc 250 giờ, tùy theo điều kiện nào đến trước. Với lọc gió, thay thế sau mỗi 24 tháng hoặc 1000 giờ, tùy điều kiện nào đến trước.

– Máy vận hành liên tục (thay điện lưới).

– Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp.

– Môi trường nhiều bụi hoặc có nhiều sương mù.

– Vùng nước mặn (máy họat động trên biển hoặc sát biển).

2. Bảo trì hệ thống bôi trơn (nhớt)

CẢNH BÁO :Vô tình hoặc khởi động từ xa có thể gây thương tích nặng hoặc tủ vong cho người. Trước khi làm việc trên tổ máy phát điện cần chuyển công tắc ngắt mát ắc-quy sang chế độ “OFF” hoặc ngắt kết nối cáp âm (-) khỏi ắc-quy để tránh khởi động ngẫu nhiên.

CẢNH BÁO :Áp suất trong các-te có thể thổi dầu động cơ nóng ra ngoài tại vị trí lỗ đổ dầu – có thể gây bỏng nặng. Luôn dừng tổ máy phát điện trước khi tháo nắp đổ dầu.

CẢNH BÁO:Việc tiếp xúc với dầu động cơ đã qua sử dụng có thể gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tránh để dầu máy đã qua sử dụng tiếp xúc với da và hít thở hơi. Sử dụng găng tay cao su và rửa sạch vùng da tiếp xúc.

Giữ cho bụi bẩn, nước và các chất bẩn khác xâm nhập vào hệ thống bôi trơn gây ra hiện tượng ăn mòn hoặc làm tắc nghẽn các bộ phận .Đây là lí do để việc kiểm tra, bảo trì máy phát điện phải được diễn ra thường xuyên và đầy đủ các quy trình cần thiết.

2.1. Kiểm tra mức dầu bôi trơn

Phải đảm bảo lượng nhớt luôn nằm trong vạch quy định Min – Max của que thăm.Mức dầu bôi trơn phải được kiểm tra trước khi khởi động máy và định kỳ mỗi tuần. Vì lượng nhớt quá nhiều có thể làm mức tiêu thụ nhớt quá cao hay quá ít sẽ gây hư hại cho động cơ.Sau đây là những cách để kiểm tra mức dầu bôi trơn là một trong những bước quan trọng của quy trình bảo trì máy phát điện :

1. Rút que thăm nhớt ra khỏi vị trí;

2. Lau sạch que thăm và lắp lại;

3. Kéo nó ra một lần nữa để kiểm tra mức nhớt;

4. Thêm hoặc xả bớt nhớt nếu cần thiết. Lượng nhớt ở dưới vạc Min thì cần bổ sung, trên vạch Max cần xả bớt;

5. Lắp lại que thăm nhớt và cố định nắm đổ nhớt.

2.2. Loại dầu bôi trơn

Với khí hậu ở Việt Nam dùng nhớt có cấp độ 15W40 là phù hợp. Trong đó:

– “40” là cấp độ nhớt của dầu bôi trơn;

– “W” viết tắt của chữ Winter (mùa đông);

– Nhiệt độ mà động cơ có thể khởi động được trong mùa đông = (số đứng trước chữ “W”) – 30. Vậy, với dầu 15W40, động cơ có thể khởi động được trong môi trường nhiệt độ: 15 – 30 = – 15 (âm) độ C.

Có thể sử dụng nhớt 15W40 của các thương hiệu: Shell, Caltex, Castrol…

2.3. Thay thế dầu bôi trơn và lọc dầu bôi trơn

Tham khảo Bảng 1 (Phần 1 – Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu) để biết lịch thay dầu bôi trơn cho động cơ. Nếu môi trường nóng hoặc nhiều bụi cần thay thế thường xuyên hơn.

1. Chạy máy phát điện trong hai, ba phút cho máy ấm và tắt máy trước khi thay dầu bôi trơn;

2. Đặt một cái chảo dưới nút xả nhớt. Chảo có dung tích đủ lớn để chứa toàn bộ nhớt sắp được xả ra từ động cơ. (Lúc này tháo nút xả nhớt);

3. Tháo nắp đổ dầu bôi trơn (chỗ gắn que thăm);

4. Tháo nút xả nhớt để xả hết nhớt ra khỏi động cơ;

5. Lắp lại nút xả nhớt;

6. Tháo lọc nhớt và xả hết nhớt ra khỏi lọc;

7. Lau kỹ bề mặt – chỗ lắp bộ lọc nhớt và tháo miếng đệm cũ nếu nó không ra cùng bộ lọc;

8. Khi lắp bộ lọc nhớt mới vào động cơ, cần đảm bảo miếng đệm mới nằm đúng vị trí trên bộ lọc và bôi một lớp nhớt sạch mỏng lên miếng đệm. Quay bộ lọc mới bằng tay cho đến khi miếng đệm vừa chạm vào bề mặt lắp và quay bộ lọc thêm 1/2 đến 3/4 vòng. Đừng thắt chặt quá mức.

9. Đổ đầy dầu bôi trơn vào động cơ (xem dung tích dầu trên catalogue tổ máy hoặc động cơ). Kiểm tra mức nhớt và thêm hoặc xả bớt nếu cần;

10. Vặn chặt nắp đổ nhớt;

11. Vứt bỏ nhớt và bộ lọc nhớt đã qua sử dụng theo quy định về môi trường của địa phương.

Máy phát điện Cummins 500kva - Cummins 600kva
Bảo trì Máy phát điện Cummins 500kva – Cummins 600kva

3. Bảo trì hệ thống nhiên liệu

Mục đích bảo trì hệ thống nhiên liệu : Không cho bụi bẩn, nước và các chất gây ô nhiễm khác xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu và ăn mòn hoặc làm tắc nghẽn các bộ phận của hệ thống nhiên liệu.

3.1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

CẢNH BÁO :Rò rỉ nhiên liệu diesel có thể dẫn đến hỏa hoạn. Không được vận hành máy phát điện nếu có hiện tượng rò rỉ nhiên liệu.

1. Kiểm tra rò rỉ ở ống mềm, ống dẫn và phụ kiện đường ống trong hệ thống cung cấp nhiên liệu khi tổ máy phát điện đang chạy và trong khi dừng;

2. Kiểm tra các phần ống dẫn nhiên liệu mềm xem có vết cắt, vết nứt, vết mài mòn và kẹp ống bị lỏng không;

3. Đảm bảo rằng đường dẫn nhiên liệu không cọ xát với các bộ phận khác của xe hoặc tổ máy phát điện;

4. Thay thế các bộ phận đường dẫn nhiên liệu bị mòn hoặc bị hỏng trước khi xảy ra rò rỉ;

5. Nên đổ đầy nhiên liệu vào bồn (bình). Việc giữ đầy bình làm giảm sự ngưng tụ nước và giúp nhiên liệu mát hơn – Điều này rất quan trọng đối với hiệu suất của động cơ;

6. Nếu động cơ được trang bị bộ tách nước nhiên liệu, hãy xả hết nước tích tụ. Nước trong nhiên liệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của động cơ và có thể gây hỏng động cơ.

3.2. Khuyến cáo về nhiên liệu

CẢNH BÁO:Nhiên liệu diesel dễ bắt lửa và có thể gây thương tích nặng hoặc tử vong. Không hút thuốc gần thùng nhiên liệu hoặc thiết bị đốt nhiên liệu, hoặc ở những khu vực có chung hệ thống thông gió với các thiết bị đó. Tránh xa ngọn lửa, tia lửa và tất cả các nguồn bắt lửa khác.

Tại Việt Nam, nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện chạy dầu là dầu diesel thông thường – loại DO 0,05S-II – có bán tại các cửa hàng xăng dầu.

3.3. Thay lọc nhiên liệu

CẢNH BÁO:Vô tình hoặc khởi động từ xa có thể gây thương tích nặng cho người hoặc tử vong. Trước khi làm việc trên tổ máy phát điện, hãy sử dụng cờ lê cách điện để ngắt kết nối cáp âm (-) khỏi ắc-quy để tránh khởi động ngẫu nhiên.

CẢNH BÁO:Các bộ phận của động cơ (bộ lọc, ống mềm, v.v.) có thể nóng và gây bỏng nặng, rách da và bắn chất lỏng. Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc với máy phát. Ví dụ về thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm (nhưng không giới hạn ở) kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, mũ cứng, ủng thép và quần áo bảo hộ.

CẢNH BÁO :Nhiên liệu diesel dễ bắt lửa và có thể gây thương tích nặng hoặc tử vong. Không hút thuốc gần thùng nhiên liệu hoặc thiết bị đốt nhiên liệu, hoặc ở những khu vực có chung hệ thống thông gió với các thiết bị đó. Tránh xa ngọn lửa, tia lửa và tất cả các nguồn bắt lửa khác.

Xem Bảng 1 – Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu (ở Phần 1) để biết lịch thay thế lọc nhiên liệu. Loại lọc và mã lọc thay thế cần phải đúng chủng loại, phù hợp với model của động cơ máy phát điện.

Các bước thay thế lọc nhiên liệu cho động cơ máy phát điện chạy dầu:

1. Làm sạch khu vực xung quanh đầu bộ lọc nhiên liệu;

2. Tháo bộ lọc nhiên liệu bằng cách vặn bộ lọc ngược chiều kim đồng hồ với cờ lê bộ lọc, đồng thời bỏ bộ lọc đã sử dụng;

3. Tháo gioăng cao su của bộ lọc nếu nó còn bám ở đế lọc (trên động cơ);

4. Sử dụng một miếng vải sạch (không có xơ vải) để làm sạch phần đầu đế lọc (trên động cơ);

5. Lắp gioăng cao su (đi kèm) lên bộ lọc nhiên liệu mới;

6. Đổ đầy nhiên liệu sạch vào bộ lọc mới. Bôi một lớp nhiên liệu mỏng lên gioăng cao su;

7. Lắp bộ lọc vào đế bộ lọc trên động cơ;

8. Vặn chặt bộ lọc cho đến khi miếng đệm tiếp xúc với bề mặt đầu bộ lọc;

9. Vặn chặt bộ lọc thêm từ một nửa đến ba phần tư vòng bằng cờ lê bộ lọc. (Lưu ý: Việc siết chặt quá mức sẽ làm hỏng ren của bộ lọc).

Máy phát điện Mitsubishi 800kva
Bảo trì Máy phát điện Mitsubishi 800kva

4. Bảo trì hệ thống làm mát

4.1. Mức nước làm mát

Kiểm tra mức nước làm mát hằng tuần và trước khi khởi động máy phát điện. Vận hành tổ máy phát điện khi mức nước làm mát thấp có thể làm nóng động cơ và gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.Đây cũng là quy trình không thể thiếu trong các bước bảo trì máy phát điện công nghiệp.

– Cách kiểm tra mức nước làm mát: Mở nắp két nước phía trên. Kiểm tra bằng que đo, đảm bảo mức nước cách miệng nắp khoảng 50 cm là được.

Lưu ý:

1. Chỉ mở nắp két nước để kiểm tra sau khi máy đã dừng hoạt động ít nhất 2 giờ nhằm bảo bảo nước trong két đã nguội;

2. Cần kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát (gắn trên két nước). Nếu cảm biến không hoạt động sẽ không thể đưa tín hiệu cảnh báo về màn hình điều khiển. Máy sẽ không tự động dừng khi nhiệt độ nước (chính là nhiệt độ động cơ) tăng cao và dẫn đến máy hư họng nặng.

4.2. Nước làm mát và dung dịch chống đông cặn

– Loại nước làm mát: Phải sử dụng loại nước sạch, chứa ít khoáng chất và không chứa bất cứ hóa chất ăn mòn nào như chloride, sulfat hoặc axit. Tóm lại, loại nước mà chúng ta uống được thì có thể sử dụng để làm mát cho động cơ. Thông thường, chúng tôi dùng loại nước đóng bình (20 lít) có bán sẵn trên thị trường.

– Dung dịch chống đông cặn pha với nước theo tỷ lệ 1/20, tức là 1 lít dung dịch pha với 20 lít nước sạch. Có thể sử dụng dung dịch của Fleetguard/DCA65L – loại đóng bằng can bán sẵn trên thị trường.

4.3. Thay nước làm mát

CẢNH BÁO:Hơi nước nóng từ két nước làm mát phì ra có thể gây bỏng nặng. Để động cơ nguội trước khi nhả nắp áp suất hoặc tháo nút xả.

Xả bỏ nước làm mát cần thay thế.

1. Giảm áp suất còn lại trong két nước bằng cách xoay từ từ nắp (không ấn xuống);

2. Khi áp suất đã được giảm bớt, ấn nắp xuống và vặn hết phần nước còn lại để rút ra;

3. Tháo van xả (phía dưới) để xả hoàn toàn nước ra ngoài;

Xả và làm sạch két nước trước khi nạp lại. Có thể dùng hóa chất tẩy rửa bộ tản nhiệt, loại có bán tại các cửa hàng phụ tùng ô tô. Làm theo hướng dẫ cách làm sạch trên sản phẩm.

Nạp nước làm mát mới

1. Lắp nút xả nước làm mát bằng chất bịt kín ren ống.

2. Vặn chặt vừa đủ để tránh rò rỉ khi tổ máy phát điện đang chạy và đã nóng lên;

3. Đổ đầy nước làm mát đã được pha với dung dịch chống đông cặn (theo tỷ lệ tại Mục 4.2) đến khi đầy két nước;

4. Khởi động và chạy máy phát điện trong vài phút rồi tắt máy để không khí bị nhốt bên trong két nước sẽ được đưa ra ngoài. Kiểm tra lại mức nước và đổ thêm nếu cần;

5. Vặn chặt nắp két nước.

Xúc rửa và làm sạch két nước

Cần xúc rửa và làm sạch két nước mỗi năm một lần (Bảng – 1 Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu) để tránh rỉ sét và đóng cặn. Tình trạng rỉ sét và cáu cặn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt và cản trở sự lưu thông của nước.

Có thể sử dụng hóa chất làm sạch hệ thống làm mát như Sodium Bisulphat hoặc oxalic axit theo các chỉ dẫn của nhà cung cấp. Sau đó cần phải trung hòa hoá chất và xúc rửa lại bằng nước sạch.

5. Bảo trì hệ thống xả khói

1. Quan sát và lắng nghe rò rỉ của hệ thống xả trong khi tổ máy phát điện đang chạy. Tắt tổ máy phát điện nếu phát hiện thấy rò rỉ và sửa chữa trước khi vận hành;

2. Thay thế các phần ống xả bị móp, cong hoặc rỉ sét nghiêm trọng và khí thải phải được thoát hoàn toàn ra ngoài phòng đặt máy phát điện;

6. Bảo trì lọc gió (lọc khí)

Lọc gió máy phát điện có vai trò lọc các bụi bẩn của khí nạp trước khi đưa vào động cơ. Do vậy, cần thường xuyên vệ sinh và thay thế lọc gió theo lich trên Bảng – 1 (Mục 1- Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu ). Với máy điện thường xuyên hoạt đông trong môi trường có nhiều bụi bẩn thì cần tiến hành kiểm tra và thay thế thường xuyên

Các bước thay lọc gió cho máy phát điện

1. Nới lỏng và tháo ốc xiết giữ bầu lọc;

2. Tháo lõi lọc gió ra khỏi bầu lọc;

3. Dùng súng hơi (tối đa 500 kPA – 5 bar) có gắn vòi phun của máy nén khí để làm sạch lõi lọc. Di chuyển đầu phun lên xuống và thổi khí từ trong ra cho đến khi sạch bụi bám ở các nếp gấp trên bộ lõi lọc;

4. Kiểm tra lõi lọc: Trước khi lắp lại lõi lọc cần kiểm tra xem tình trạng thiết bị (hỏng/hoạt động bình thường), ví dụ: Các nếp gấp giấy và các miếng đệm cao su, hoặc các chỗ phồng và lõm … Nếu lõi lọc thì không được dùng lại mà phải thay lõi lọc mới;

5. Gắn lại lõi lọc như vị trí ban đầu và lắp lại nắp của bầu lọc.

Máy phát điện Mitsubishi 500kva
Bảo trì Máy phát điện Mitsubishi 500kva

7. Bảo trì dây đai (dây curoa) máy phát điện

Độ căng của dây curoa nên được kiểm tra hằng tháng hoặc sau mỗi 100 giờ chạy máy (theo Bảng – 1 Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu)

1. Thay đổi dây curoa nếu cần: Trong trường hợp truyền động nhiều dây đai, thấy mòn hoặc các lực căng khác nhau, hãy luôn thay thế bộ dây đai hoàn chỉnh;

2. Kiểm tra điều kiện: Kiểm tra dây đai xem có vết nứt, dầu, quá nhiệt và mòn không;

3) Kiểm tra bằng tay: Dùng tay ấn mạnh vào dây đai, nếu độ võng của dây đai bằng hoặc nhỏ hơn độ dày của nó là dây đai còn hoạt động được. (Để kiểm tra chính xác độ căng của dây curoa cần phải dùng máy thử độ căng đai chuyên dụng);

8. Bảo trì ắc-quy khởi động (bình điện) và bộ sạc

Tổ máy phát điện luôn được trang bị bộ ắc quy 24 Volt (hoặc 12 Volt tùy theo từng dòng máy) để cấp nguồn nuôi bảng điều khiển và cấp điện cho “củ đề” giúp khởi động máy. Nếu ắc-quy thiếu điện áp thì máy không thể khởi động.

Xem Bảng – 1 (trong Mục – 1 Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu) để biết lịch bảo trì ắc-quy và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ắc-quy. Bảo dưỡng bộ tự động sạc ắc quy (lấy nguồn từ điện lưới) luôn đảm bảo điện áp sạc từ 24-27 Volt.

1. Vệ sinh để vỏ ắc-quy và các cực luôn sạch sẽ và khô ráo.

2. Đảm bảo cọc bình ắc-quy và cáp được kết nối chặt chẽ. Kết nối lỏng hoặc bị ăn mòn có điện trở cao khiến cho việc khởi động máy khó khăn. Phủ một lớp mỏng mỡ bò cách điện sẽ làm chậm ăn mòn ở các đầu cực.

3. Với bình ắc-quy khô nếu “mắt bình” báo màu Xanh thì bình hoạt động tốt, báo màu Đen cần thay thế ngay.

Với ắc-quy nước cần kiểm tra mức dung dịch chất điện phân ở mức thích hợp (cao hơn tấm cực), nếu thiếu cần bổ sung bằng nước tinh khiết. Kiểm tra nồng độ dung dịch bằng tỷ trọng kế và sạc lại nếu tỷ trọng thấp hơn 1.26.

4. Đảm bảo đầu nối nào là cực dương (+) và cực âm (-) trước khi thực hiện kết nối ắc-quy, luôn tháo cáp âm (-) trước và kết nối lại lần cuối để giảm phóng điện hồ quang.

Dịch vụ bảo trì máy phát điện của công ty Đại Phong có tốt không ?

Ngoài việc đảm bảo độ bền và kéo dài tuổi thọ của máy phát điện thì bảo trì máy phát điện còn giúp bạn chủ động phát hiện lỗi, khắc phục kịp thời để máy luôn trong tình trạng sẵn sàng khởi động cấp điện khi điện lưới gặp sự cố.

Bằng kinh nghiệm lâu năm cùng với sự sáng tạo,đổi mới cập nhật những vật liệu quy trình mới và thương hiệu đã được khẳng định. Đại Phong luôn nỗ lực hết mình nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất. Sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa thành công của chúng tôi.

Thông tin liên hệ

+ Địa chỉ: 36C/14 Đường 16, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

+ Điện thoại: 0855 94 95 96

+ Email: info@daiphongpower.com

+ Trang web: www.daiphongpower.com

Dịch vụ bảo trì máy phát điện của công ty Đại Phong có tốt không ?

Bằng kinh nghiệm lâu năm cùng với sự sáng tạo,đổi mới cập nhật những vật liệu quy trình mới và thương hiệu đã được khẳng định. Đại Phong luôn nỗ lực hết mình nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất. Sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa thành công của chúng tôi.

Vậy bảo trì máy phát điện như thế nào?

Liên hệ nhân viên tư vấn Đại Phong : 0855 94 95 96 để được tư vấn

Thời gian bảo trì máy phát điện bao lâu?

Thông thường công viêc bảo trì nên được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần

Giá bảo trì máy phát điện như thế nào?

Giá bảo trì tuỳ thuộc vào công suất và thời gian hoạt động của máy.Liên hệ 0855 94 95 96 để biết thêm chi tiết

Rate this post