Bán – Cho thuê máy phát điện Quận Gò Vấp

Dịch vụ cho thuê máy phát điện tại khu vực quận Gò Vấp HCM. Đại Phong là đơn vị Uy tín chuyên cho thuê máy phát điện công nghiệp 1 pha hay 3 pha ( 220v/380v). Dịch vụ chuyên nghiệp an toàn hiệu quả chi phí hợp lý, đội ngũ kĩ thuật nhiệt tình nhiều kinh nghiệm trong công việc.

Máy phát điện chạy dầu Diesel động cơ khỏe ổn định tiếc kiệm nhiên liệu. Dãy công suất đa dạng đủ số lượng cho các doanh nghiệp hay khu công nghiệp sử dụng.

Máy phát điện cần cho thuê:

1 Máy phát điện Denyo

2. Máy phát điện Mitsubishi

3. Máy phát điện Cummins

4. Máy phát điện Doosan

5. Máy phát điện Komatsu

Giới thiệu Quận Gò Vấp:

Gò Vấp là một quận nằm trong vành đai phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp quận 12. Phía Tây quận 12 và quận Tân Bình. Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận phú nhuận. Phía Đông giáp quận 12 và quận Bình Thạnh. Về hành chánh, hiện nay quận bao gồm 12 phường: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17.

Đến với Gò Vấp, du khách có thể tham quan các địa điểm như: đình An Nhơn….là những di tích lịch sử văn hoá được được xếp hạng cấp quốc gia.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình quận Gò Vấp chia thành 2 vùng: Vùng trũng nằm dọc theo sông Bến cát, đất thấp, nhiễm phèn thường bị ngập theo triều; đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nhưng năng suất cây trồng không cao. Vùng cao chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp. Quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trên phần đất này. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.

Lịch sử

Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, vùng đất Gò Vấp đã có cư dân đến ở. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của đất nước, đất Gò Vấp thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định Gò Vấp vốn là vùng đất cao, nhiều rừng nhiều thú dữ. Cư dân mở cõi đến vùng đất này lập nghiệp lúc đầu thành lập các cụm làng rừng. Qua hàng trăm năm, họ đã biến vùng đất bưng thành ruộng trồng lúa nước, đất gò trở thành đất ở và đất vườn trồng các loại nông sản, trái cây, rau đậu… Những sản phẩm nông nghiệp này tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều nghề thủ công: nghề làm đường, mật từ mía, nghề kéo sợi, dệt vải, nhuộm, thuốc lá….

Năm 1818, Gò Vấp là một vùng đất rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình,Trần Phiên An. Năm 1836, thuộc Tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Sau khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (đường Trường Chinh ngày nay) làm giới hạn. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố sài gòn.

Năm 1917, tỉnh Gia Định gồm 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi Pháp lấy đất để xây dựng sân bay tân sơn nhất.

Ngày 11/5/1944, chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ.

Tháng 7/1976, Sài Gòn mang tên thành phố Hồ Chí Minh, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về huyện Củ Chi, các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về Huyện Hóc Môn. Quận Gò Vấp chia thành 17 phường. Từ tháng 4/1984 Gò Vấp được điều chỉnh địa giới, còn lại 12 phường cho đến bây giờ.

Xã hội

Gò Vấp đã là một trong hai quận đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông. Trình độ học vấn của công dân quận Gò Vấp cao nhất thành phố (cùng một quận nội thành khác), tỷ lệ cư dân biết đọc, biết viết của Gò Vấp là 98,05%, cao thứ nhì ở thành phố Hồ Chí Minh. Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố khối lớp 9 (năm học 2007-2008) do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày 25/3/2008, quận Gò Vấp tiếp tục dẫn đầu thành phố về tỷ lệ học sinh dự thi đoạt giải: 144 em đoạt giải/148 em dự thi, tỷ lệ 97,30%. Đây là năm thứ 12 liên tục, Gò Vấp dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi cấp thành phố. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận còn có trường Đại học Công nghiệp, Trường Kỹ thuật Công nghệ Quang Trung……góp phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Về y tế, ngoài mạng lưới y tế cấp phường và bệnh viện quận, trên địa bàn Gò Vấp còn có bệnh viện 175 của quân đội. Bệnh viện 175 có quy mô 1.200 giường, hơn 240 bác sĩ, hơn 10 dược sĩ cao cấp, gần 500 y sĩ, y tá, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, đã và đang đóng góp quan trọng vào việc chăm lo sức khỏe cho cư dân trên địa bàn, đồng thời tác động vào việc phát triển các ngành dịch vụ quanh khu vực.

Kinh tế

Từ sau ngày giải phóng đến nay, cùng với sự phát triển chung của thành phố trẻ, Gò Vấp từ một quận vùng ven trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh nhất thành phố. Theo thông tin từ website quận, năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của quận tăng 15,5%. Kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD, tăng 8,3%. Kim ngạch nhập khẩu 110 triệu USD, tăng 15,78%. Thu ngân sách Nhà nước 314,9 tỷ đồng, đạt 114,47% dự toán. Thu ngân sách Quận 222,5 tỷ đồng, đạt 123,61% dự toán năm. Giá trị sản xuất ước thực hiện 2.780 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), đạt 99,64% kế hoạch, tăng 17,64% so với năm 2004. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 40,35 tỷ đồng, giảm 13,5% so cùng kỳ.

Quy hoạch phát triển

Mục tiêu tổng quát 5 năm 2006 – 2010 là: “Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu công nghiệp – thương mại – dịch vụ, đảm bảo chuyển dịch dần theo hướng thương mại – dịch vụ – công nghiệp. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, xã hội. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”

Rate this post